Thỉnh thoảng, khi lưu thông trên đường chúng ta dễ dàng bắt gặp những tình huống va chạm giao thông mà nguyên nhân chính bởi vì người lái xe ô tô thiếu quan sát, dẫn đến việc mở cửa xe không an toàn và gây ra tai nạn.
Vậy trong trường hợp này, người tài xế điều khiển phương tiện xe ô tô có hành vi bất cẩn trên và gây ra tai nạn thì phải chịu những chế tài xử phạt như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 18 Luật giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe phải thực hiện quy định sau: “đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn.”
Như vậy, khi tai nạn xảy ra do người điều khiển xe ô tô thiếu quan sát dẫn đến hậu quả nghiêm trọng thì người chịu trách nhiệm chính là người trực tiếp mở cửa xe.
Trong trường hợp thực tế, nếu người điều khiển phương tiện xe ô tô có hành vi mở cửa xe ô tô gây ra tai nạn, tuy nhiên hậu quả lại không đáng kể như gây thương tích nhẹ hay phương tiện hư hỏng nhẹ thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 300 đến 400 ngàn đồng…. Thường thì hai bên sẽ có hướng thỏa thuận phù hợp về việc bồi thường toàn bộ chi phí thuốc men cũng như chi phí sửa chữa phương tiện cho người bị hại (nếu có).
Trong trường hợp tai nạn xảy ra khiến người đi xe máy tông vào xe khác, làm hư hỏng xe của người thứ ba thì người điều khiển phương tiện ô tô ngoài việc phải bồi thường cho người trực tiếp chịu tại nạn còn phải bồi thường về những thiệt hại về xe cộ cho cả bên thứ ba.
Riêng đối với những trường hợp gây ra tai nạn dẫn đến thiệt hại về tình mạng con người hoặc gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì người tài xế ngoài việc phải bồi thường cho người bị nạn còn có khả năng phải đối mặt với việc bị xử lý hình sự.
>> Có thể bạn quan tâm xe tai Suzuki thung dai moi, thùng dài hơn, giá không đổi.
Khi gây ra hậu quả nghiêm trọng như gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 70 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng… hoặc gây ra hậu quả chết người thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại Điều 202 BLHS 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Dựa theo những quy định trong Khoản 1, Điều 202 được ban hình trong Bộ luật hình sự có quy định cụ thể: Người điều khiền phương tiện tham gia giao thông đường bộ nhưng có những hành vi vi phạm về luật an toàn giao thông đường bộ gây ra những thiệt hại nghiệm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng. Đồng thời chịu mức phạt cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm, tùy theo mức độ thiệt hại nặng nhẹ.
Cần chú ý quan sát cẩn thận trước khi xuống xe
Như vậy, tùy từng trường hợp và mức độ thiệt hại về người và tài sản khác nhau mà có từng mức xử phạt phù hợp. Tuy nhiên nếu xét về lý thì thật sự việc không quan sát kỹ càng khi mở cửa chính là lỗi lớn nhất của người mở cửa và gây nên tai nạn giao thông.
>> Xem thêm bài viết liên quan: Dải phân cách bị đổ gây tai nạn, ai là người chịu trách nhiệm?
Suzuki Sài Gòn Ngôi Sao hi vọng khách hàng có thể tạo dựng cho mình thói quen quan sát kỹ càng trước khi quyết định bước xuống xe, việc này vừa đảm bảo an toàn cho mọi người xung quanh, cũng giúp cho bản thân không vướng phải những rắc rối không đáng có.