Mùa hè, nền nhiệt ngoài trời dễ vượt 40oC. Trong điều kiện thời tiết đạt 35oC thì nền nhiệt độ trong khoang cabin có thể đạt hơn 60oC. Nếu để xe ngoài trời, nhiệt độ cao cùng với ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp khiến nội thất bị ảnh hưởng, một số chi tiết làm từ nhựa, bọc da dễ bị biến dạng.
Điều đó vẫn chưa nghiêm trọng bằng việc đồ vật phát nổ trên xe. Nhiều người có thói quen đem lên ô tô những vật dụng tưởng chừng như "vô hại" nhưng dễ trở thành "bom nổ chậm, gây hư hại nặng cho xe.
1. Các vật trang trí làm từ pha lê, thuỷ tinh
Nhu cầu trang trí, làm đẹp ô tô rất phổ biến ngày nay, đặc biệt ở giới trẻ. Những vật trang trí phong thuỷ hoặc đơn giản là hợp gu được làm từ thuỷ tinh, pha lê nhìn thì đẹp mắt nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ không an toàn khi gặp trời nắng nóng.
Trong điều kiện nền nhiệt ngoài trời và trong xe duy trì ở mức hơn 40oC, cộng với việc ánh nắng chiếu vào, những quả cầu pha lê hay vật treo bằng thuỷ tinh dễ trở thành thấu kính hội tụ nhiệt, sinh nhiệt gây cháy các vật liệu bằng da, nhựa bên trong nội thất. Biện pháp phòng chống cháy nổ hiệu quả trong mùa nắng nóng là loại bỏ những vật trang trí bằng thuỷ tinh, pha lê ra khỏi xe, giữ xe sạch sẽ, thông thoáng.
2. Chai nước khoáng
Mùa hè, những chai nước khoáng càng có lý do chính đáng để xuất hiện khắp nơi trên ô tô. Để tiện sử dụng, chủ xe và người dùng thường để chai nước ở các vị trí như hộc cửa, lưng ghế, bảng táp-lô và cần số.
Tuy nhiên, trong một số tình huống không may, chai nước cũng là nguyên nhân khiến ô tô bốc cháy. Chai nước nhựa để lâu dưới ánh nắng gay gắt sẽ làm biến đổi thành phần hoá học trong lớp nhựa, nhiễm vào nước, gây hại cho người dùng. Bên cạnh đó, chai nước khoáng cũng có khả năng hội tụ ánh sáng như một thấu kính, sản sinh ra nguồn sáng cực mạnh, dễ gây cháy nổ khi đặt ở môi trường kín như khoang xe ô tô.
3. Đồ uống có gas
Đồ uống có gas như coca cola, pepsi… cũng dễ trở thành vật phát nổ nếu phơi nắng quá lâu. Trời nắng gay gắt sinh ra nhiệt độ cao, làm chất lỏng bên trong lon nước có gas giãn nở mạnh, dễ làm vỏ kim loại nổ tung, làm hư hại nội thất. Ngoài ra, các thành phần hoá học trong nước hoa và nước ngọt có gas dễ biến đổi khi gặp nhiệt, phát tán chất độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
4. Hộp quẹt
Nhiều người có thói quen để hộp quựt trong xe mà không lường được hậu quả. Lượng gas ít ỏi trong hộp quẹt dễ giãn nở khi gặp nhiệt độ cao và dẫn đến phát nổ, có khả năng gây hư hại nội thất, thậm chí trở thành mồi lửa gây hỏa hoạn cho ô tô. Vì vậy, bạn cần hạn chế tối đa việc để hộp quẹt trong khoang xe.
Đối với bình chữa cháy mini, bạn nên đặt xe ở những vị trí râm mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và tuyệt đối không để bình chữa cháy mini trên bảng táp-lô hay gần cửa kính - nơi thường bị ánh nắng chiếu trực tiếp trong thời gian dài.
6. Thiết bị điện tử
Theo những người có nhiều kinh nghiệm sử dụng ô tô, các thiết bị điện tử, đồ công nghệ bao gồm máy ảnh, laptop, pin dự phòng, điện thoại hay các thiết bị lắp đặt cố định bên trong xe như đồng hồ cảm biến áp suất lốp sử dụng năng lượng mặt trời, camera hành trình,... trong khoang lái, dưới nền nhiệt cao (65-70oC) dễ bị nóng chảy, phồng rộp, hư hỏng. Và để đảm bảo an toàn cho ô tô mùa nóng nên hạn chế tối đa việc để các thiết bị điện tử trong xe.
Các chuyên gia khuyến cáo người sử dụng ô tô không nên để mỹ phẩm, nước hoa, thuốc men, các loại bánh kẹo hay socola trong xe ô tô mùa nắng nóng. Vào mùa hè, nhiệt độ bên trong xe dễ vượt ngưỡng 50 độ C, các vật dụng kể trên có thể bị biến chất, biến đổi làm mất tác dụng, thậm chí còn tan chảy, bám dính vào các chi tiết nội thất, làm giảm thẩm mỹ, gây mùi khó chịu.
Suzuki Sài Gòn Ngôi Sao - Đại lý Suzuki tiêu chuẩn 5S lớn nhất Việt Nam
Hotline: 0936 311 318
Showroom TP HCM: 510 Quốc lộ 13, P. Hiệp Bình, TP Hồ Chí Minh
Chi nhánh Bình Dương: 780 Quốc lộ 1K, KP Nội Hoá 2, P. Bình An, TP Dĩ An, Bình Dương