Suzuki

Sài Gòn Ngôi Sao

Banner News

CHIA SẺ KỸ NĂNG VÀO CUA DÀNH RIÊNG CHO TÀI MỚI

Thứ hai, 16/10/2017, 08:45 GMT+7

Việc cầm vô lăng và tập thói quen điều khiển vô-lăng thường ít được các bác tài chú ý bởi các suy nghĩ đơn giản là không cần đúng kỹ thuật nhưng vẫn lái xe tốt, xử lý tình huống được... Việc đặt tay sai vị trí, khi lái xe đi đường dài hay trên các con đường xấu sẽ khiến tay nhanh mỏi và đau hơn. Cầm vô-lăng không đúng cách còn khiến bạn không xử lý kịp các tình huống nguy cấp hay bị chính thói quen cầm lái sai gây thương tích.

Đối với những bác tài mới còn non tay thì việc điều khiển xe qua những khúc cua là điều không mấy dễ dàngchưa quen cảm giác lái và ước lượng góc đánh lái.

chia-se-ky-nang-vao-cua-danh-rieng-cho-tai-moi-1

Thỉnh thoảng khi chúng ta xem phim có thể thấy được những cảnh mà bác tài ôm cua rất “mượt”, chỉ cần dùng một tay giữ vô-lăng và không cần đạp phanh. Thực tế thì điều này không phải là bất khả thi vì nếu thường xuyên tập luyện và trải nghiệm trên nhiều loại xe khác nhau, chúng ta có thể tự tạo cho mình một phản xạ nhất định khi vào cua.

Suzuki Sài Gòn Ngôi Sao xin đưa ra một số lời khuyên dành cho các tài mới khi gặp khúc cua như sau:

 

LUÔN LUÔN TẬP TRUNG QUAN SÁT

Trước khi vào cua, bác tài nên chú ý tập trung để ý và quan sát nhằm định hình và ước lượng được độ dài của đoạn cua, điều kiện đường sá và mật độ xe đang lưu thông.

chia-se-ky-nang-vao-cua-danh-rieng-cho-tai-moi-3

 

GIẢM TỐC ĐỘ VÀO CUA AN TOÀN TRƯỚC KHI ĐÁNH LÁI

Đây là lỗi mà đa hầu hết các tài xế mới đều mắc phải, có khá nhiều tài xế do chủ quan nên không phanh khi vào cua hoặc khi đang vào cua mới rà phanh.

Vì vậy khi phát hiện gần đến khúc cua thì các bác tài nên chủ động phanh giảm tốc từ từ đến tốc độ an toàn, để việc vào cua không bị bất ngờ bởi tốc độ xe đang di chuyển.

>> Có thể bạn quan tâm dòng xe du lịch 7 chỗ Suzuki Ertiga dành cho gia đình

 

VÀO CUA

Khi xe đã giảm tới tốc độ an toàn, lúc này mới đánh láiđưa xe qua cua. Bác tài cần ước lượng vòng cung của khúc cua để lấy lái một lần, sau đó giữ cố định góc xoay vô-lăng tới khi thoát cua.

Trừ khi góc cua quá dài hoặc lấy lái lần đầu hơi ít mà các bác tài có thể nhích thêm vòng xoay nữa để đưa xe vào đúng quỹ đạo di chuyển. Khi lấy lái một lần thì chiếc xe đang di chuyển sẽ tạo được sự cân bẳng, trong trường hợp lấy lái quá nhiều lần sẽ khiến tài xế rơi vào tình trạng xe xoay ngang hoặc chạy ra thẳng lề đường.

chia-se-ky-nang-vao-cua-danh-rieng-cho-tai-moi-2

 

THOÁT CUA

Đây là bước cuối cùng nhưng lại đòi hỏi các bác tài phải mượt mà để không tạo ra độ giật quán tính khiến người ngồi trên xe bị lắc lư.

Đây cũng là một nguyên nhân mà chúng tôi khuyên chỉ nên đánh lái một lần khi vào cua, khi đó đến hết đoạn cua là bánh xe cũng sắp chuyển về trạng thái chạy thẳng, nhờ vậy thân xe sẽ chuyển hướng nhẹ nhàng và êm ái hơn.

Nếu bác tài đánh lái quá nhiều thì phải quay vô-lăng ngược lại khi hết cua, đồng thời xe sẽ bị chuyển hướng đột ngột và làm cho người ngồi trên xe theo quán tính sẽ bị rung lắc.

 

Cuối cùng, bác tài cần giữ vững khi đi qua các khúc cua mà không bị tốc độ lôi cuốn. Hiện nay, một số xe ô tô hiện đại được trang bị nhiều công nghệ cao cho cảm giác lái an toàn hơn khiến tài xế chủ quan. Vì vậy, dù công nghệ có hiện đại đến đâu, luôn luôn nắm giữ những quy tắc an toàn để tránh gây ảnh hưởng cho mình và mọi người xung quanh.

>> Xem thêm bài viết khác: Bảo quản ô tô trong thời gian dài đúng cách

 

Suzuki Sài Gòn Ngôi Sao

Hotline: 0936 311 318

Chát Zalo

Chat Báo giá lăn bánh xe Suzuki tháng 11 ngay !